Những thuật ngữ Sneaker mà người mang nên biết

Đối với những người mới bắt đầu khám phá thế giới sneaker, việc phải đối mặt với những thuật ngữ chuyên ngành có thể gây cảm giác choáng ngợp. Tuy nhiên, việc hiểu rõ những thuật ngữ cơ bản về các bộ phận và chi tiết của một đôi giày sẽ giúp bạn nhanh chóng trở thành một tín đồ sneaker thực thụ. Hãy cùng Kaizon tìm hiểu những thuật ngữ Sneaker mà người mang nên biết qua bài viết chi tiết sau đây!

Những thuật ngữ Sneaker mà người mang nên biết
Những thuật ngữ Sneaker mà người mang nên biết

Bảng chữ cái của thuật ngữ Sneaker

Trong thế giới của những người đam mê sneaker, hay còn được gọi với cái tên riêng là ‘’Sneakerhead’’, có một hệ thống thuật ngữ đa dạng và chuyên biệt để mô tả các loại giày yêu thích của họ. Nắm vững những thuật ngữ này không chỉ giúp bạn hòa nhập nhanh chóng vào cộng đồng Sneakerhead, mà còn thể hiện sự hiểu biết và đam mê sâu sắc của bản thân đối với văn hóa giày sneaker trên toàn thế giới.  

Bắt đầu bằng chữ A

ACG: là từ viết tắt của thuật ngữ “All Condition Gear”, dùng để chỉ những dòng giày được thiết kế đáp ứng mọi điều kiện thời tiết và môi trường, từ đi bộ đường dài cho đến việc leo núi. Những đôi giày ACG thường sử dụng chất liệu bền bỉ và khó hư hại, đáp ứng nhu cầu của những người yêu thích hoạt động ngoài trời.

AM: là từ viết tắt của “Air Max”, là một trong những dòng giày nổi tiếng của thương hiệu Nike, được biết đến với công nghệ đệm khí độc đáo mang lại cảm giác thoải mái và êm ái khi di chuyển. Đây là một trong những công nghệ đặc trưng nhất của thương hiệu Nike, được ưa chuộng bởi nhiều tín đồ sneaker.

AF1: viết tắt của từ “Air Force 1”, cũng là một dòng giày khác biểu tượng của Nike. Với thiết kế đơn giản nhưng mạnh mẽ, cùng với sự đa dạng về màu sắc, AF1 đã trở thành một trong những mẫu giày được ưa chuộng nhất trong cộng đồng sneakerhead.

Aglet: Là thuật ngữ chỉ phần đầu của dây giày, thường được làm từ kim loại hoặc nhựa để bảo vệ phần dây giày không bị hư hỏng giúp việc xỏ dây dễ dàng hơn. 

Thuật ngữ sneaker bắt đầu bằng chữ A
Thuật ngữ sneaker bắt đầu bằng chữ A

Xem thêm: Cách nhận biết giày Air Force 1 giả nhanh nhất

Bắt đầu bằng chữ B

B-grades: dùng để chỉ những đôi giày chính hãng, nhưng bị mắc một số lỗi nhỏ trong quá trình sản xuất. Mặc dù không hoàn hảo, nhưng những đôi giày này vẫn rất được ưa chuộng bởi các sneakerhead.

Bin: thuật ngữ Sneaker này dùng để đề cập đến giá mua chính thức của một đôi giày, không cho phép người mua được đấu giá hoặc thương lượng. 

BID: là thuật ngữ chỉ việc người mua và người bán được quyền đấu giá.

Bespoke: là một thuật ngữ mang ý nghĩa đặc biệt, chỉ những đôi giày được thiết kế độc quyền cho một cá nhân hoặc một nhóm người giới hạn. Những đôi giày như vậy, thường có giá thành rất cao.

Box Fresh: dùng để chỉ những đôi giày chưa được sử dụng, vẫn còn mới toanh. 

Bin 23 Premio: là những dòng giày của Jordan, được làm bằng chất liệu da tốt, có hộp đựng và cây giữ form giày bằng gỗ. Tất cả đều thuộc phiên bản giới hạn.

Thuật ngữ sneaker bắt đầu bằng chữ B
Thuật ngữ sneaker bắt đầu bằng chữ B

Bắt đầu bằng chữ C

Colorway: dùng để ám chỉ các biến thể màu sắc của cùng một dòng giày. Mỗi colorway đều có thiết kế màu sắc riêng biệt, và những phiên bản hiếm thường có giá trị cao. 

COP: là thuật ngữ sneaker nghĩa là quá trình mua giày, thường được áp dụng khi mua các phiên bản giới hạn hoặc đặc biệt. 

Campout: nghĩa là việc cắm trại qua đêm trước cửa hàng để giữ chỗ, đảm bảo có thể mua được những đôi giày phiên bản giới hạn. 

CDP: là từ viết tắt của “Cut Down Pack”, thường liên quan đến các bộ sưu tập giày Jordan, nơi việc ghép lại hai hộp giày sẽ tạo thành số 23 – số áo của Michael Jordan. 

Clean: là thuật ngữ dùng để miêu tả một đôi giày đẹp mắt, thẩm mỹ và sạch sẽ. 

CIH: là từ viết tắt của “Cash In Hand”, dùng để chỉ việc bạn đã sẵn sàng có đủ tiền để mua một đôi giày mà bản thân mong muốn.

Thuật ngữ sneaker bắt đầu bằng chữ C
Thuật ngữ sneaker bắt đầu bằng chữ C

Bắt đầu bằng chữ D

DS và NIB: hai thuật ngữ này chỉ những đôi giày mới, chưa được người nào sở hữu từ khi ra mắt. 

Deal: ám chỉ những đôi giày được bán với mức giá phù hợp với người tiêu dùng. 

Drop/Pass: là thuật ngữ sneaker đề cập đến việc bỏ qua, không mua giày nữa. 

DB: là phiên bản thiết kế được Nike lấy cảm hứng, từ những ý tưởng của bệnh nhi tại Doernbecher. Sản phẩm này thuộc phiên bản giới hạn, và số tiền bán chúng sẽ góp phần ủng hộ cho bệnh viện nhằm mục đích từ thiện. 

DMP: nghĩa cũng tương tự như “CDP”, nhưng bao gồm hai đôi Jordan 13 và Jordan 14.

Thuật ngữ sneaker bắt đầu bằng chữ D
Thuật ngữ sneaker bắt đầu bằng chữ D

Bắt đầu bằng chữ E

EP: là từ viết tắt của “Elephant Print”, chỉ đến họa tiết da voi nổi tiếng xuất hiện trên dòng Air Jordan 31. Đây là một họa tiết độc đáo, rất được ưa chuộng trong cộng đồng sneakerhead.

EXT: là thuật ngữ sneaker viết tắt của từ “Extension”, thường được dùng để chỉ các phiên bản mở rộng của một dòng giày nào đó, phù hợp cho việc mặc theo phong cách casual.

Eyelets: là những lỗ khoan trên phần upper (phần trên) của giày, được sử dụng để thắt chặt giày bằng dây. Đây là một chi tiết kỹ thuật quan trọng ảnh hưởng đến sự vừa vặn và thoải mái khi sử dụng đôi giày.

Thuật ngữ sneaker bắt đầu bằng chữ E
Thuật ngữ sneaker bắt đầu bằng chữ E

Bắt đầu bằng chữ F

Factory Variants: là thuật ngữ chỉ những đôi giày không phải là hàng chính hãng, thường được sản xuất tại các nhà máy không được ủy quyền. Đây là những sản phẩm đòi hỏi người mua cẩn trọng, tỉnh táo để tránh sự nhầm lẫn về nguồn gốc và chất lượng.

Flaws: được sử dụng để chỉ những lỗi nhỏ trên giày, như keo dư hay các chi tiết không chuẩn, đây là những điều cần chú ý khi đánh giá những đôi giày fake.

FSR: là thuật ngữ sneaker được viết tắt của “Full Size Run”, nghĩa là một mẫu giày đã được phát hành đầy đủ các size. Điều này đảm bảo rằng người mua, có sự lựa chọn thoải mái dựa trên kích thước của chân mình.

Thuật ngữ sneaker bắt đầu bằng chữ F
Thuật ngữ sneaker bắt đầu bằng chữ F

Bắt đầu bằng chữ G

Grails: thường ám chỉ những đôi giày mà mọi người ao ước sở hữu, thường khá khó để có được chúng. 

GR và LE: có ý nghĩa trái ngược nhau. “GR” thường ám chỉ đôi giày có sẵn trên thị trường, dễ dàng tìm kiếm và mua được. Ngược lại, “LE” thường đề cập đến những đôi giày giới hạn, chỉ được bán trong một thời gian và địa điểm cụ thể. 

GS: là thuật ngữ sneaker thường được sử dụng, để chỉ những đôi giày có size nhỏ phù hợp với học sinh cấp 1 và cấp 2.

Gore-tex: dùng để chỉ một công nghệ vật liệu được sử dụng trong giày, tạo ra khả năng chống nước và thoáng khí.

Thuật ngữ sneaker bắt đầu bằng chữ G
Thuật ngữ sneaker bắt đầu bằng chữ G

Bắt đầu bằng chữ H

Hype: thường ám chỉ sự phấn khích và mong đợi lớn, đối với một đôi giày mới ra mắt hoặc một dòng giày nổi tiếng nào đó. 

Hypebeast: là cách gọi những người thích sở hữu, những đôi giày đang hot trên thị trường hoặc những đôi giày được sản xuất bởi tên của một ca sĩ, diễn viên.

Heat: thường chỉ những đôi giày lạ và hiếm. 

Hyperstrike: là thuật ngữ sneaker dùng để ám chỉ những đôi giày, được nhà sản xuất phát hành ở điểm bán lẻ với số lượng ít và không được thông báo trước đó. 

HMU: là viết tắt của “Hit me up”, hàm ý muốn người mua chủ động liên lạc.

Thuật ngữ sneaker bắt đầu bằng chữ H
Thuật ngữ sneaker bắt đầu bằng chữ H

Bắt đầu bằng chữ I

Thuật ngữ sneaker “Instacop” thường ám chỉ hành động mua ngay lập tức, khi phát hiện ra sản phẩm. Từ này được sử dụng trong cộng đồng sneaker, để chỉ việc nhanh chóng sở hữu một đôi giày mới ra mắt hoặc rất được mong đợi.

Thuật ngữ sneaker bắt đầu bằng chữ I
Thuật ngữ sneaker bắt đầu bằng chữ I

Bắt đầu bằng chữ J

J’s/Jays: là cách viết tắt của Jordan, thương hiệu giày nổi tiếng của Nike.

Jumpman: dùng để chỉ logo hình người chơi bóng rổ đang nhảy, thường xuất hiện trên sản phẩm của thương hiệu Jordan.

JS: là thuật ngữ sneaker viết tắt của Jeremy Scott, một nhà thiết kế thời trang nổi tiếng với những mẫu giày sneaker độc đáo và cá tính.

Jean lay: thường ám chỉ những mẫu quần jeans có ống quần phủ lên sneaker.

Thuật ngữ sneaker bắt đầu bằng chữ J
Thuật ngữ sneaker bắt đầu bằng chữ J

Bắt đầu bằng chữ K

Kicks: là một cách gọi khác của “Sneaker”, ám chỉ giày thể thao. Thuật ngữ sneaker này, giúp bạn trở nên chuyên nghiệp hơn khi giao tiếp trong ngành công nghiệp giày.

KOTD: được viết đầy đủ là “Kicks of the Day”, dịch sang tiếng Việt là “những đôi giày của ngày hôm nay”.

Thuật ngữ sneaker bắt đầu bằng chữ K
Thuật ngữ sneaker bắt đầu bằng chữ K

Bắt đầu bằng chữ L

Legit: là thuật ngữ sneaker được sử dụng để chỉ rằng một đôi giày là hàng chính hãng, mà không phải hàng giả hay hàng nhái.

Legit Check: là quá trình kiểm tra để xác minh tính xác thực của một đôi giày, thường được thực hiện bởi các chuyên gia hoặc thông qua các dịch vụ kiểm định chuyên nghiệp.

Low-ball: dùng để ám chỉ những người đưa ra mức giá thấp.

Low-top: chỉ đôi giày thấp hơn mắt cá chân.

LIT: là thuật ngữ sneaker chỉ hình ảnh xuất sắc.

LS: chỉ những đôi sneaker phiên bản thời trang, không được dùng để chơi thể thao.

Thuật ngữ sneaker bắt đầu bằng chữ L
Thuật ngữ sneaker bắt đầu bằng chữ L

Bắt đầu bằng chữ M

Midsole: Phần đế giữa của giày, thường được làm từ chất liệu Phylon, Boost, Air, React,… có tác dụng nâng đỡ và tạo sự êm ái cho người mang.

Monochrome: Giày có cùng một màu sắc chủ đạo trên toàn bộ thiết kế.

Melting Swoosh: Biểu tượng Swoosh của Nike được biến tấu với hình dạng tan chảy.

Multicolor: Giày có nhiều màu sắc khác nhau trên cùng một thiết kế.

Murdered-out: Chỉ những đôi giày có màu đen chủ đạo, thể hiện phong cách cá tính và mạnh mẽ.

Thuật ngữ sneaker bắt đầu bằng chữ M
Thuật ngữ sneaker bắt đầu bằng chữ M

Bắt đầu bằng chữ N

NIB (New In Box): ám chỉ những đôi giày mới, chưa qua sử dụng và còn nguyên hộp.

NFS (Not For Sale): dùng cho những đôi giày không được bán ra thị trường, thường dành cho bạn bè, gia đình hoặc nhân viên của hãng.

NDS (Near Deadstock): là thuật ngữ sneaker dùng để chỉ những đôi giày đã qua sử dụng, nhưng vẫn còn rất mới và chỉ có vài dấu hiệu sử dụng nhẹ.

NWT (New With Tags): chỉ những đôi giày mới, chưa qua sử dụng nhưng không còn hộp tuy nhiên vẫn còn đầy đủ phụ kiện đi kèm.

Thuật ngữ sneaker bắt đầu bằng chữ N
Thuật ngữ sneaker bắt đầu bằng chữ N

Bắt đầu bằng chữ O

OG: viết tắt của từ Original, dùng để chỉ những phiên bản đầu tiên của một đôi giày thường được đánh giá cao bởi các nhà sưu tầm. OG cũng còn có nghĩa là ‘’Original Gangster’’, là thuật ngữ sneaker dùng để chỉ những người có ảnh hưởng lớn trong cộng đồng sneaker.

OG all/OG nothing: chỉ những đôi giày đủ phụ kiện hoặc không đủ phụ kiện.

OBO: nghĩa là sự thỏa thuận mà cả hai bên đều vui vẻ và đồng ý với nhau.

Thuật ngữ sneaker bắt đầu bằng chữ O
Thuật ngữ sneaker bắt đầu bằng chữ O

Bắt đầu bằng chữ P

PE (Player Edition): là những đôi giày được thiết kế đặc biệt cho các vận động viên, thường có những chi tiết đặc trưng mang ký hiệu của đội nhóm hay cá nhân một vận động viên nào đó.

PADS (Pass As Deadstock): ám chỉ những đôi giày còn mới tinh, chưa từng được sử dụng, nhưng không còn trong hộp gốc hoặc không có đầy đủ phụ kiện đi kèm.

Price Check: là thuật ngữ sneaker chỉ sự kiểm tra giá sản phẩm.

PRM: ám chỉ những đôi giày chất lượng cao.

PS: nghĩa là những đôi giày dành cho em bé.

Thuật ngữ sneaker bắt đầu bằng chữ P
Thuật ngữ sneaker bắt đầu bằng chữ P

Xem thêm: Những mẫu giày thể thao gây tranh cãi nhất thế giới mà bạn chưa biết

Bắt đầu bằng chữ R

Retro: phiên bản giày được phát hành sau bản OG được ủng hộ, thường được tái hiện với thiết kế và chất liệu tương tự như bản gốc.

Reseller: người săn được hàng hiếm và bán lại với giá cao, thường cao hơn giá retail.

Retailer: thuật ngữ giày sneaker chỉ những cửa hàng bán lẻ, phân phối chính thức các sản phẩm từ thương hiệu.

Restock: chỉ đôi giày được ưa chuộng đã có hàng trở lại sau khi hết size hoặc hết màu.

Remastered: phiên bản được cải tiến từ bản OG, thường được nâng cấp về chất liệu, công nghệ hoặc phối màu.

Receipt: là từ dùng để chỉ hóa đơn mua bán lẻ, thể hiện thông tin về sản phẩm, giá cả, ngày mua và nơi mua.

RR: viết tắt của “Roshe Run”, là một dòng sản phẩm giày của Nike. 

Raffle: là thuật ngữ sneaker dành cho hoạt động mua sắm thông qua việc bốc thăm, thường được sử dụng để phân phối các phiên bản giày giới hạn hoặc đặc biệt.

Thuật ngữ sneaker bắt đầu bằng chữ R
Thuật ngữ sneaker bắt đầu bằng chữ R

Bắt đầu bằng chữ S

Sample: Phiên bản mẫu được sản xuất với số lượng hạn chế để thử nghiệm trước khi ra mắt chính thức.

SB: viết tắt của “Skateboarding”, thường liên quan đến dòng giày Nike SB được thiết kế đặc biệt cho môn trượt ván.

Sneakerhead: là thuật ngữ dùng để chỉ những người đam mê sưu tập giày sneaker.

Stitching: có nghĩa là đường may, một chi tiết quan trọng trong việc đánh giá chất lượng và thiết kế của giày.

Steal: viết tắt từ “Steal deal”, chỉ đôi giày chất lượng tốt có mức giá thấp.

SO/HO: là thuật ngữ sneaker chỉ mức giá ban đầu/ mức giá cao nhất.

SP: viết tắt của Special Play – Chỉ những đôi giày đặc biệt, chuyên dụng cho thể thao.

SPRM: là tên một thương hiệu giày nổi tiếng.

SE: là thuật ngữ sneaker ám chỉ đôi giày phiên bản đặc biệt được cải tiến.

Struggle: chỉ sự đấu tranh với mong muốn có được một món hàng hiệu nào đó, nhưng không đủ kinh tế nên phải tìm một sản phẩm tương tự.

Size run: ám chỉ giày có đủ size từ nhỏ đến lớn.

Thuật ngữ sneaker bắt đầu bằng chữ S
Thuật ngữ sneaker bắt đầu bằng chữ S

Bắt đầu bằng chữ T

Tonal: thuật ngữ giày Sneaker này ám chỉ những đôi giày có từ 1 đến 2 tone màu, gồm tone chính và tone phụ.

TB: chỉ những mẫu sneaker dùng cho các đội bóng NCAA.

TPU (Thermoplastic Polyurethane): là một loại nhựa dẻo được sử dụng để làm phần đế hoặc khung giày, giúp tăng cường sự ổn định và hỗ trợ.

Toe box: phần mũi giày, nơi bảo vệ các ngón chân.

Tongue: lưỡi gà, phần vải hoặc da ở mu bàn chân giúp ôm sát cổ chân và tạo điểm nhấn cho đôi giày.

Triple black: kiểu phối màu đen toàn tập, thể hiện phong cách cá tính và mạnh mẽ.

Triple white: kiểu phối màu trắng toàn tập, mang đến sự tinh tế và thanh lịch.

Tumbled leather: từ này dùng để chỉ chất liệu da thuộc, được xử lý để tạo bề mặt mềm mại và có độ nhăn tự nhiên.

Two-tone: kiểu phối màu với hai màu chủ đạo, tạo sự tương phản và nổi bật.

Tie-dye: kiểu nhuộm màu loang lổ, tạo hiệu ứng độc đáo và bắt mắt.

Thuật ngữ sneaker bắt đầu bằng chữ T
Thuật ngữ sneaker bắt đầu bằng chữ T

Bắt đầu bằng chữ U

Unauthorized: là thuật ngữ sneaker chỉ đôi giày chưa qua kiểm định, nhưng đã được bán trên thị trường.

Unboxing: là video hoặc bài viết ghi lại quá trình mở hộp một đôi giày mới.

Undefeated: là thương hiệu thời trang đường phố nổi tiếng với logo Five Strikes, thường hợp tác với Nike để ra mắt những phiên bản giày Sneaker đặc biệt.

Upper: là phần thân giày, thường được làm từ chất liệu da, vải hoặc tổng hợp.

Used: ám chỉ giày đã qua sử dụng, có thể còn mới hoặc đã cũ.

Thuật ngữ sneaker bắt đầu bằng chữ U
Thuật ngữ sneaker bắt đầu bằng chữ U

Bắt đầu bằng chữ W

Waterproof: là thuật ngữ sneaker chỉ những đôi giày có khả năng chống nước.

Welt: là phần viền giày, thường được làm từ một dải da và may vào giữa đế và thân giày để tăng cường độ bền.

WOMFT: ý chỉ câu hỏi “Hôm nay tôi mang gì?”

WDYWT: chỉ câu hỏi “Hôm nay bạn mặc gì?”

Thuật ngữ sneaker bắt đầu bằng chữ W
Thuật ngữ sneaker bắt đầu bằng chữ W

Bắt đầu bằng chữ X

X-Large: Kích cỡ ngoại cỡ, dành cho những người có bàn chân rất to.

X-Collaboration: thuật ngữ sneaker được sử dụng để chỉ các đôi giày, được tạo ra thông qua sự hợp tác giữa các thương hiệu khác nhau.

Thuật ngữ sneaker bắt đầu bằng chữ X
Thuật ngữ sneaker bắt đầu bằng chữ X

Bắt đầu bằng chữ Y

Yeezy: là tên của dòng giày nổi tiếng do rapper Kanye West thiết kế cho Adidas, nổi tiếng với thiết kế độc đáo và thường được bán với số lượng giới hạn.

Yellowing: ám chỉ hiện tượng phần đế giày bằng cao su bị ngả màu vàng theo thời gian, đặc biệt thường xảy ra với giày sneaker có tuổi đời cao.

Thuật ngữ sneaker bắt đầu bằng chữ Y
Thuật ngữ sneaker bắt đầu bằng chữ Y

Trên đây là tổng hợp tất tần tật những thuật ngữ giày Sneaker phổ biến. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn, trong việc hiểu rõ hơn về ngôn ngữ đặc trưng của giới Sneakerhead. Đừng quên theo dõi Kaizon để cập nhật những kiến thức bổ ích mỗi ngày và không bỏ lỡ những thông tin thú vị về giày Sneaker.

Mua giày uy tín chính hãng tại Kaizon

Kaizon tự hào là nhà phân phối chính hãng các thương hiệu thời trang cao cấp, mang đến cho quý khách trải nghiệm mua sắm mẫu giày chính hãng đẳng cấp và tiện lợi.

Tại Kaizon, quý khách sẽ được:

  • Cam kết 100% sản phẩm chính hãng, hợp tác trực tiếp với các thương hiệu đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, và chất lượng cao nhất cho từng sản phẩm.
  • Sở hữu hệ thống các mẫu giày phong phú với các thương hiệu nổi tiếng như Nike, Jordan, New Balance,… đáp ứng mọi nhu cầu và phong cách của quý khách.
  • Luôn cập nhật chương trình khuyến mãi hấp dẫn, mang đến mức giá tốt nhất cho quý khách.
  • Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, am hiểu về sản phẩm, sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ quý khách trong suốt quá trình mua sắm.
  • Chính sách mua sắm và đổi trả linh hoạt, giúp quý khách an tâm mua sắm.

Hãy truy cập website hoặc cửa hàng Kaizon để trải nghiệm mua sắm giày chính hãng đẳng cấp!