Những đôi giày sneaker đã trở thành biểu tượng không thể thiếu trong thế giới thời trang hiện đại. Không chỉ đơn thuần là phụ kiện để bảo vệ đôi chân, giày sneaker còn là một tuyệt tác kết hợp giữa thiết kế, cấu tạo và chất liệu. Hãy cùng Kaizon khám phá sâu hơn về cấu tạo và những chất liệu phổ biến tạo nên những đôi giày này nhé.
Các bộ phận cấu thành nên giày Sneaker
1. Sole – Đế giày
Đế giày là phần dưới của giày, tiếp xúc trực tiếp với bề mặt đất. Nó thường được làm từ cao su hoặc các loại chất liệu dẻo khác để cung cấp độ ma sát và độ bám tốt, đồng thời giảm thiểu lực va đập khi bước chân.
Phần Sole gồm 03 lớp tạo thành:
- Insole (Đế trong)
Insole nằm ngay dưới miếng lót giày. Đế trong có nhiệm vụ chính là định hình form giày phía trong cho vừa vặn với cấu trúc bàn chân. Chính vì thế, Insole ảnh hưởng nhiều đến độ êm ái, thoải mái và khả năng hỗ trợ lực đối với bàn chân. Ngoài ra thì tùy vào chất liệu của Insole, nó còn đảm nhiệm việc khử mùi và khử độ ẩm.
- Midsole (Đế giữa)
Đế giữa là phần đệm nằm giữa của đế, kẹp giữa Insole và Outsole. Nhiệm vụ chính của Midsole là hấp thu chất động, giảm ma sát, hỗ trợ lực và tạo độ êm ái đàn hồi khi di chuyển,… Midsole đóng vai trò quan trọng trong những dòng giày thể thao, giày chạy, … Các hãng giày nổi tiếng rất chú tâm đến phát triển công nghệ Midsole, điển hình là đế Air của Nike đã thống trị thị trường giày rất rất lâu.
- Outsole (Đế ngoài)
Lớp vật liệu tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. Phần đề nằm ở dưới cùng đôi giày, tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. Tuỳ vào mục đích sử dụng và địa hình khác nhau, mà phần đế ngoài của giày cũng có hình thù đa dạng. Các loại giày chuyên dụng như giày bóng rổ, giày đánh golf, giày đá bóng, giày chạy bộ đều có bề mặt đế giày khác nhau.
2. Upper – Thân giày
Upper là phần bao bọc và bảo vệ cho bàn chân. Nó là một khái niệm bao gồm cả chất liệu, thiết kế, màu sắc,.. Upper thường có các lỗ thoáng khí để cải thiện thông thoáng và thoát hơi. Từ upper giày, bạn có thể đánh giá được nhiều yếu tố về đôi giày như thiết kế, chất liệu, kiểu dáng hay phong cách.
3. Tongue – Lưỡi gà
Tongue đơn giản là một miếng đệm lót dính ở phần cuối của giày và không được cố định liền với thân giày. Nó có tác dụng che chắn, lấp đầy những phần bị hở và tránh sự ma sát của chân với giày. Trên tongue thường in logo, branding hoặc biểu tượng đặc trưng đắt giá của các thương hiệu. Tuy nhiên, khi mang giày vào mùa hè hoặc phải vận động liên tục thì lưỡi gà sẽ khiến đôi chân bị nóng hoặc khá bí. Do đó nhiều hãng giày sẽ bỏ phần lưỡi gà hoặc thiết kế tối giản nó.
4. Sockliner – Miếng lót giày
Sockliner có tác dụng tạo nên sự êm ái và nâng niu đôi chân khi di chuyển. Lót giày còn giúp thấm hút mồ hôi, khử mùi hôi và bảo vệ đế giày cũng như đôi chân một cách hiệu quả. Sockliner được thiết kế linh hoạt, có thể được tháo rời khỏi đôi giày để thay mới. Những thương hiệu lớn như Nike, adidas,.. lót giày của họ thường in rất nhiều logo, dấu ấn riêng nhưng thường bị bong ra sau một thời gian ngắn mang giày.
5. Lace – Dây giày
Lace thường được chia thành 02 loại: dẹt và tròn. Dây giày thuộc loại nào được sử dụng sẽ phụ thuộc vào thiết kế của đôi giày mà bạn lựa chọn.
Dây giày có nhiệm vụ chính thiết yếu nhất là giúp cho đôi giày có thể được thắt chặt phù hợp với người dùng vận động, di chuyển. Bên cạnh đó, dây giày còn là bộ phận góp phần làm nên vẻ đẹp và phong cách riêng của một đôi giày.
Khi mua Sneaker tại các cửa hàng chính hãng như Kaizon, bạn có thể tha hồ lựa chọn màu sắc dây giày phù hợp với dấu ấn của riêng mình.
6. Aglets – Đầu mút dây giày
Aglets là phần chất liệu bao bọc hai đầu của dây giày, giúp bạn xỏ dây dễ dàng hơn. Chất liệu làm nên bộ phận này khá phong phú, phổ biến nhất vẫn là nhựa. Aglets ngày càng nhận được nhiều sự chú ý quan tâm hơn với nhiều thiết kế, màu sắc và kiểu dáng, hình thù đa dạng.
7. Eyelet – Lỗ xỏ dây
Eyelet chính là hai hàng lỗ nhỏ nằm hai bên quanh phần lưỡi giày. Các lỗ nhỏ này thường được bọc bằng nhựa để tạo điểm giữ để xỏ dây giày và góp phần giữ dáng đôi giày.
8. Quarter – Phần thân sau
Quarter nghĩa là ¼, đại diện cho mặt bên và sau gót của giày.
9. Vamp – Phần thân trước
Vamp trái ngược với Quarter, là ¾ phần còn lại của giày.
10. Debré – Lace tag
Debré là bộ phận làm từ chất liệu nhựa hoặc kim loại được xỏ vào dây giày và móc upper của giày. Nó thường thể hiện logo hoặc branding thương hiệu đính kèm. Chính vì vậy, lace tag được sử dụng để phân biệt hàng chính hãng và hàng giả, nhái. Các hãng nổi tiếng như Off-White thì lace tag cực kỳ quý.
11. Foxing
Foxing là những chi tiết được đắp lên trên giày. Chúng có công dụng giúp gia cố cho đôi giày thêm phần chắc chắn hoặc tạo điểm nhấn trang trí cho giày.
12. Colorway – Phối màu
Với các fan cuồng sneaker thì thuật ngữ “colorway” hay phối màu chắc hẳn đã không còn quá xa lạ. Sự kết hợp màu sắc là một trong những yếu tố then chốt làm nên vẻ đẹp và chất riêng của một đôi giày thể thao. Đây là một “bài toán” khá hóc búa để tạo nên một mẫu giày độc lạ nhưng vẫn hài hòa về màu sắc. Những đôi giày chỉ có nguyên một màu gọi là phối màu đơn sắc (Tonal hoặc All + Color).
Các chất liệu phổ biến được sử dụng để tạo nên giày Sneaker
1. Da
Da là một chất liệu cổ điển, nổi tiếng trong giày thể thao. Vật liệu này được biết là bền hơn các vật liệu khác. Nó mang đến sự sang trọng và bền bỉ cho giày. Da thường được sử dụng cho cả phần upper và collar.
2. Da Suede (da lộn)
Da Suede là một loại da mịn và mềm, thường được sử dụng cho phần upper. Nó làm từ mặt trong của da động vật như cừu, heo, bò, dê … Da lộn tạo ra vẻ ngoại hình tinh tế và phù hợp cho cả thời trang và thể thao.
Chất liệu này có một nhược điểm mà người dùng không thực sự thích bởi chất liệu này rất dễ bị hỏng. Tuy vậy, nếu chăm sóc thích hợp, giày làm bằng da lộn sẽ rất bền và sử dụng được lâu dài.
3. Da Nubuck
Da Nubuck có vẻ ngoài khá giống với da Suede. Nhưng da Nubuck là mặt phía bên ngoài của lớp da, còn Suede là mặt phía bên trong. Nó là da thật được đánh nhám từ bên ngoài cho đến khi nhìn thấy phần lông. Da Nubuck có phần mềm mượt, bắt mắt và sáng bóng hơn da Suede. Chính vì vậy, giá Nubuck trên thị trường cũng đắt hơn da Suede.
4. Vải canvas
Giày vải rất phổ biến với thế hệ Millennials. Nó nhẹ, thoáng khí và có độ đàn hồi tốt, tạo cảm giác thoải mái và phong cách. Do có trọng lượng nhẹ nên những đôi giày làm từ vải canvas này phù hợp để sử dụng ở bất cứ đâu. Nhưng chất liệu này rất dễ bị bám bẩn cùng với khả năng hấp thụ nước. Do đó, cần phải cẩn thận khi mang vì giày thể thao bằng vải rất dễ bị rách và bị bẩn.
5.Vải Denim
Denim gần giống như vải canvas. Sự khác biệt giữa canvas và denim là ở kết cấu và trọng lượng. Denim có trọng lượng nặng hơn nhưng kết cấu mịn hơn. Chăm sóc giày denim cũng rất dễ dàng. Nhưng hãy nhớ rằng, chất liệu này là vải, rất nhạy cảm với nước và bụi bẩn nên thường sinh ra mùi khó chịu. Để loại bỏ những mùi này, bạn có thể kết hợp một ít baking soda vào dung dịch tẩy rửa.
6. Vật liệu tổng hợp
Các chất liệu như nhựa, cao su tổng hợp, và các loại vật liệu kỹ thuật được sử dụng để tạo đế giày và các phần khác của giày. Chúng thường có độ bền cao và thích hợp cho các hoạt động thể thao.
Từ cấu tạo phức tạp cho đến sự đa dạng về chất liệu, giày sneaker không chỉ là sản phẩm thời trang mà còn là một tác phẩm kỹ thuật, kết hợp hoàn hảo giữa thẩm mỹ và hiệu suất.
Để được tư vấn thêm các thông tin về chất liệu giày cũng như các mẫu giày Sneaker tại Kaizon, vui lòng liên hệ:
KAIZON – HƯỚNG TỚI SỰ PHỤC VỤ HOÀN HẢO
Địa chỉ: 11/94/193 Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nội.
Tel: 0922 939 397
Email: kaizon.chamsoc22@gmail.com